Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Du lịch Hội An: Khám phá hội quán Phúc Kiến

Du lịch Phố cổ Hội An - Phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Một trong những di tích văn hóa tại đây là hội quán Phúc Kiến, được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.


Hội quán Phước Kiến tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội quán này do một nhóm người Phước Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759

Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.

Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.

Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.


Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

>> Xem thêm: Thuê xe du lịch Đà Nẵng giá rẻ

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Có gì mới trong Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 với chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn” dự kiến có sự tham gia của 8 đội đến từ Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Italy, Australia, Áo và Việt Nam.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 với chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn” dự kiến có sự tham gia của 8 đội đến từ Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Italy, Australia, Áo và Việt Nam. Năm nay, lễ hội pháo hoa kéo dài từ ngày 29/4 đến 24/6, tại Đà Nẵng.

Theo Sun Group (đơn vị được UBND thành phố Đà Nẵng giao trách nhiệm vận động tài trợ tổ chức thi bắn pháo hoa), kinh phí dự kiến tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 khoảng 180 tỷ đồng. Địa điểm diễn ra hoạt động bắn pháo hoa cũng như khán đài pháo hoa vẫn ở vị trí cũ, giá vé xem pháo hoa giữ nguyên như những năm trước.
Một trong những điểm mới, khác biệt là sân khấu tại lễ hội pháo hoa sẽ quy mô, hoành tráng hơn, có nhiều hiệu ứng, có sân khấu nổi trên mặt nước. Trong khuôn khổ lễ hội, không chỉ có hoạt động bắn pháo hoa mà còn có các chương trình nghệ thuật, sự kiện, hoạt động phụ trợ như lễ hội đường phố, lễ hội ẩm thực, lễ hội thắp nến tri ân...

Để Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 diễn ra thành công, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị, ngành liên quan làm tốt công tác chuẩn bị. Các đơn vị liên quan hoàn thành kế hoạch chi tiết kịch bản chương trình pháo hoa trong tháng 2, các hoạt động phụ trợ phải bám sát kế hoạch này, các địa phương phải có kế hoạch vận động, thuyết phục để người dân biết và tham gia thực hiện; đặc biệt cần chú trọng việc kiểm tra các cơ sở lưu trú, ăn uống, bán hàng theo đúng giá niêm yết... 
>> Đặt tour : Tour du lịch pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017

Những năm trước, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng thành phố đã thu hút rất nhiều du khách. Tuy nhiên, vì mang tính chất cuộc thi nên cuộc thi trình diễn pháo hoa những năm trước chưa có những hoạt động bên lề để "giữ chân" và thu hút du khách đến Đà Nẵng nhiều hơn.
Năm nay, thành phố quyết định chuyển cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, thời gian diễn ra lễ hội gần 2 tháng (từ ngày 29/4 đến 24/6).

Theo ông Lê Quý Dương, Tổng đạo diễn Lễ hội pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng, đây là lễ hội chưa từng có tại Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam có một lễ hội kéo dài suốt mùa hè và cũng lần đầu tiên các lễ hội đường phố sẽ diễn ra sôi động, hoành tráng ở Đà Nẵng. Ở khu vực Đông Nam Á, đây cũng là lễ hội pháo hoa lớn nhất trong khu vực cho tới thời điểm này.

Được biết, nội dung chương trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 khá đa dạng, phong phú. Ngoài 8 đêm trình diễn pháo hoa, trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động hấp dẫn như: Lễ hội Chân trần trên cát, Thắp lửa tri ân, Lễ hội văn hóa Chăm, Lễ hội điêu khắc, Lễ hội ẩm thực quốc tế, Lễ hội bia và các lễ hội Carnaval đường phố…
Điểm mới nhất chính là tại lễ hội sẽ có các yếu tố tương tác giữa các chương trình lễ hội với cộng đồng du khách và người dân địa phương. Điều này có nghĩa là người dân, du khách không chỉ được ngắm pháo hoa mà còn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động tại lễ hội./.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Cá chép hóa rồng và cầu tình yêu, điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng

Thành phố du lịch Đà Nẵng đang ngày càng được nhiều người biết đến không chỉ là một thành phố hiền hòa có nhiều danh thắng đẹp mà còn là thành phố đầu tư rất nhiều công trình nghệ thuật phục vụ du lịch. Với nhiều địa điểm du lịch điểm nhấn được du khách chú ý như: sông hàn, những cây cầu; bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn Đà nẵng phục vụ tốt, tiện nghi.

Nằm trong kế hoach phát triển thành phố du lịch, UBND thành phố còn cho xây dựng các biến đỗ du thuyền và cầu tàu du lịch dọc hai bên bờ sông Hàn. Đà nẵng có thêm 1 điểm nhấn mới là cầu tình yêu và biển tượng cá chép hóa rồng, Công trình quy mô này hứa hẹn sẽ cùng với Cầu Rồng trở thành những biểu tượng du lịch tại thành phố.

Bến du thuyền sẽ có ở 8 vị trí, phía bờ Đông sông Hàn gồm có: Bến du thuyền tại khu vực dự án Bất động sản và du thuyền Đà Nẵng; bến du thuyền tại khu vực dự án Olalani Riverside Towers; cầu tàu nhỏ tại khu vực đối diện khách sạn Riverside; cầu tàu du lịch tại khu vực Khu dịch vụ du lịch ven sông Hàn. Tại bờ Tây sông Hàn: Nhà hàng kết hợp bến du thuyền tại khu vực cảng cá Thuận Phước cũ, thuộc phường Thuận Phước; bến du thuyền tại khu vực Cảng sông Hàn; nhà hàng kết hợp bến du thuyền tại khu vực phía Nam Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng và bến du thuyền tại khu vực nhà máy đóng tàu Sông Thu hiện trạng.

Cá chép hóa rồng và Cầu tàu tình yêu là một công trình nằm trong cụm Bến Du Thuyền DHC - Marina của dự án "Bến du thuyền và Câu Lạc Bộ thể thao dưới nước". Cây cầu được xây ra đến giữa bờ sông Hàn. Nằm giữa cầu Rồng và cầu sông Hàn tạo nên một khung cảnh nên thơ, lãng mạn. Biến du thuyền với điểm nổi bật là biểu tượng hình ảnh cá chép hóa rồng được chạm khắc tinh tế của các nghệ nhân Non Nước.

Cá chép hóa Rồng

Hình ảnh Cá chép hóa rồng được đặt bên bờ sông Hàn không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn trở thành biểu tượng mang đậm tính nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian với hình ảnh cá chép vượt mọi khó khăn, hóa kiếp thành rồng.

Phần đuôi cá được điêu khắc nghệ thuật từ hình ảnh cách điệu hai bàn tay đặt đối xứng, mang ý nghĩa hòa bình, thịnh vượng, tình đoàn kết chung sức chung lòng…

Mới đưa vào khánh thành, điểm du lịch này rất thu hút nhiều khách đến tham quan và chụp hình lưu niệm. Nhiều đôi tình nhân đã treo những ổ khóa tình yêu lên thành cầu.

Hình ảnh Cá chép hóa rồng không chỉ làm đẹp cảnh quan Bến du thuyền mà còn góp phần điểm tô giá trị thẩm mỹ cho khu vực bờ Đông sông Hàn. Công trình quy mô này hứa hẹn sẽ cùng với Cầu Rồng trở thành những biểu tượng du lịch tại thành phố; góp phần phát triển ngành du lịch của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Một mùa hè, mùa của du lịch, nghỉ mát, sôi động với nhiều sự kiện du lịch độc đáo tại Đà nẵng. Thêm vào đó với những điểm nhấn cầu tình yêu và cá chép hóa Rồng, Đà Nẵng sẽ thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của các bạn trẻ.  
Cầu khóa tình yêu

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Lễ hội pháo hoa quốc tế 2017 sẽ làm nên thương hiệu của du lịch Đà Nẵng

Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế được nâng tầm, trở thành Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF với quy mô lớn không chỉ đem đến sự háo hức cho người dân Đà Nẵng và du khách mà còn là khởi đầu cho tương lai cất cánh của du lịch Đà Nẵng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cởi mở với ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng về sự kiện đặc biệt này..

 Thành phố đã quyết định nâng tầm cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế thành Lễ hội pháo hoa quốc tế (DIFF 2017) kéo dài tới hai tháng. Xin hỏi ông kỳ vọng gì ở sự thay đổi này?
Trước đây, vì mang tính chất cuộc thi nên DIFC chỉ đơn thuần là bắn pháo hoa mà không có hoạt động bên lề nào để giữ chân và thu hút thêm nhiều hơn nữa du khách đến Đà Nẵng vào dịp này. Việc tổ chức cuộc thi pháo hoa quốc tế dồn vào hai ngày 30/4 và 1/5 cũng làm tăng sức ép, gây quá tải lên hệ thống cung ứng dịch vụ của thành phố.
Để tạo cho Đà Nẵng - thành phố vừa được World Travel Awards trao giải thưởng Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á năm 2016 - một sự kiện, một lễ hội mang tầm cỡ quốc tế, có sức hút lớn, có quy mô và sự đầu tư bài bản, UBND thành phố đã quyết định nâng tầm Cuộc thi pháo hoa quốc tế thành Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, và tổ chức đều đặn hàng năm, trong suốt hai tháng, với nhiều hoạt động lễ hội tưng bừng, ấn tượng.
Đà Nẵng kỳ vọng đây sẽ là một lễ hội làm nên thương hiệu cho du lịch của thành phố, thu hút thêm nhiều du khách, gia tăng trải nghiệm cho du khách đến Đà Nẵng trong mùa cao điểm du lịch, và khẳng định sự năng động, sáng tạo của một thành phố trẻ, xây dựng thương hiệu du lịch của thành phố gắn liền với nghệ thuật biểu diễn pháo hoa trong thời gian tới.
Vậy chắc hẳn DIFF 2017 sẽ mang tới cho khán giả rất nhiều bất ngờ?
DIFF 2017 là sự kế thừa và phát triển từ thành công của DIFC những năm trước. Tuy nhiên, cuộc thi trước đây mang tính hơn thua, xếp hạng, còn giờ đây sẽ thực sự là một cuộc trình diễn, một lễ hội thực sự với rất nhiều chương trình bổ trợ, vui chơi giải trí. Lễ hội pháo hoa năm nay sẽ có 8 đội tham dự gồm Anh, Úc, Áo, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Italia và nước chủ nhà Việt Nam. Năm nay đội nước ta sẽ được đầu tư mạnh mẽ để có chất lượng và công nghệ tốt, tiến tới có thể đi thi đấu ở nước ngoài.
DIFF 2017 sẽ là chuỗi 5 chương trình với 5 đêm pháo hoa mang tên Hỏa – Thổ - Kim – Thủy – Mộc được tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần, song song với các lễ hội đồng hành như Lễ hội “Chân trần trên cát” và “Thắp lửa tri ân”, Lễ hội văn hóa Chăm, Lễ hội điêu khắc, Lễ hội ẩm thực quốc tế “Ngũ hành”, Lễ hội bia và các lễ hội đường phố. Du khách và người dân Đà Nẵng sẽ được đắm chìm trong không gian lễ hội rộn ràng, đậm chất văn hóa và nghệ thuật trong suốt 2 tháng hè.


Năm nay Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng sẽ được giao cho Tập đoàn Sun Group tổ chức, ông đánh giá thế nào về sự đổi mới này?
Những năm trước, DIFC do thành phố đứng ra tổ chức. Ngân sách của thành phố có hạn, nhân sự tổ chức cũng thiếu thốn, do đó, sự kiện bị bó hẹp, không có nhiều thứ để xem, để thu hút và giữ chân du khách và tạo sự sôi động cho cuộc thi pháo hoa. Năm nay chúng tôi chọn mặt gửi vàng, giao cho Tập đoàn Sun Group – doanh nghiệp đầu tư hàng đầu tại Đà Nẵng, đã góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu du lịch của thành phố trong nhiều năm qua - để tổ chức thực hiện chương trình này. Chúng tôi rất tin tưởng và hy vọng đây sẽ là sự kiện tạo nên dấu ấn cho du lịch Đà Nẵng.
Tuy nhiên xã hội hóa việc tổ chức DIFF 2017 không có nghĩa là thành phố Đà Nẵng, hay Sở Văn hóa thể thao, Sở Du lịch đứng ngoài cuộc. Chúng tôi vẫn tham gia phối hợp trong khả năng, quyền hạn như tham mưu cho thành phố về vấn đề an ninh, trật tự, thủ tục, chương trình nghệ thuật, lễ hội bên lề… Trách nhiệm của địa phương nói chung và ngành văn hóa, du lịch nói riêng là sẽ phối hợp tối đa với Tập đoàn Sun Group để làm nên thành công cho sự kiện.
Theo ông việc biến một cuộc thi trình diễn pháo hoa thành Lễ hội pháo hoa thường niên kéo dài tới 2 tháng như vậy sẽ đem đến những thay đổi tích cực như thế nào cho thành phố Đà Nẵng?
Việc phát triển DIFC tổ chức 2 năm một lần, mỗi lần 2 ngày thành DIFF thường niên kéo dài tới 2 tháng đương nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thành phố về nhiều mặt.
Thứ nhất, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế vốn gắn liền với tên tuổi Đà Nẵng, nhưng nay được nâng tầm lên thành một sự kiện lớn hơn rất nhiều cả về quy mô và chất lượng, đương nhiên không chỉ củng cố mà còn phát triển thương hiệu Thành phố lễ hội pháo hoa cho Đà Nẵng thành một thương hiệu quốc tế uy tín trên thế giới trong dài hạn.
Thứ hai, sự kiện này đem đến lợi ích cho cả một cộng đồng. Để đáp ứng và phục vụ cho nguồn khách lớn và chất lượng cao sẽ tới Đà Nẵng trong thời gian tới, các ngành giao thông, y tế, thương mại, du lịch,… đều sẽ phải nâng cấp cơ sở hạ tầng để cung đảm bảo cầu. Các vấn đề khác như văn hóa ứng xử đô thị, chất lượng dịch vụ, môi trường sống… cũng đều được nâng cấp lên đáp ứng xu hướng phát triển này.
Thứ ba, người dân Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ pháo hoa, đó là nguồn thu sẽ tăng lên từ lượng khách du lịch tăng vọt trong 02 tháng. Về lâu dài, thương hiệu du lịch của Đà Nẵng được nâng tầm cũng sẽ góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Đà Nẵng. Tôi chắc chắn, thông tin về lễ hội pháo hoa là tin vui với bất cứ công dân Đà Nẵng nào.
Xin cảm ơn ông!
Theo: http://laodong.com.vn/kinh-te/le-hoi-phao-hoa-quoc-te-2017-se-lam-nen-thuong-hieu-du-lich-da-nang-627973.bld